PHÁT HIỆN 11 DẤU HIỆU THIẾU VITAMIN D VÀ NHÓM THỰC PHẨM GIÀU VITAMIN D

 

1. Dấu hiệu thiếu vitamin D

Dấu hiệu thiếu vitamin D phụ thuộc vào mức độ thiếu hụt ít hay nhiều và tùy theo từng người. Dưới đây là 6 dấu hiệu thiếu hụt vitamin D phổ biến:

1.1. Mệt mỏi, dễ bệnh vặt là dấu hiệu thiếu vitamin D

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự liên quan của vitamin D đối với sức khoẻ tổng thể. Theo đó, khi thiếu loại vitamin này sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi trong ngày. Bạn sẽ luôn trong trạng thái căng thẳng, uể oải, mệt mỏi và dễ bị bệnh vặt.

1.2. Dấu hiệu thiếu vitamin D - Yếu cơ, đau cơ

Ngoài việc hỗ trợ sự phát triển của xương, vitamin D còn đóng vai trò quan trọng trong các chức năng của cơ. Cụ thể, chúng giúp tăng cường sự co cơ, giúp cơ bắp phát triển khỏe mạnh. Các tình trạng yếu cơ, đau cơ  thường là do thiếu vitamin D. Các triệu chứng thường thấy là mất trương lực cơ, teo cơ,...

Dấu hiệu thiếu vitamin D

Thiếu vitamin D sẽ thường xuyên gây yếu cơ, đau cơ

1.3. Dấu hiệu thiếu vitamin D - Triệu chứng trầm cảm gia tăng

Trầm cảm là bệnh lý có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thiếu vitamin D là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Những dấu hiệu của trầm cảm thường thấy là lo âu, căng thẳng, mất ngủ trong thời gian dài. 

1.4. Thoái hoá xương khớp là dấu hiệu thiếu vitamin D trầm trọng

Vitamin D đóng vai trò rất quan trọng trong việc hấp thụ canxi và chuyển hoá xương trong cơ thể. Nhiều người bị thoái hóa xương khớp có thể là do thiếu vitamin D. Mật độ xương thấp là dấu hiệu xương đã mất canxi và khoáng chất khác.

1.5. Dấu hiệu thiếu vitamin D - vết thương lâu lành

Các vết thương lâu lành cũng là một dấu hiệu của việc thiếu vitamin D trong cơ thể. Bởi vitamin D đóng vai trò trong việc hình thành các biểu bì mới, hỗ trợ làm lành vết thương.

Ngoài ra, vitamin D còn có khả năng kiểm soát viêm và tình trạng nhiễm trùng của cơ thể. Người không cung cấp đủ vitamin này sẽ rất dễ bị nhiễm trùng hơn so với người bình thường.

Dấu hiệu thiếu vitamin D

Thiếu vitamin D làm cho vết thương lâu lành

1.6. Mệt mỏi và đau xương khớp là dấu hiệu thiếu vitamin D

Vitamin D là loại vitamin liên quan trực tiếp tới các vấn đề về xương. Vì thế nên khi thiếu vitamin này sẽ gây ra tình trạng đau xương thường xuyên. Biểu hiện cụ thể là mệt mỏi, nhức mỏi xương, đau xương khớp khi trời lạnh hoặc về chiều tối.

2. Đối tượng dễ bị thiếu vitamin D

Dưới đây là những đối tượng dễ bị thiếu vitamin D:

  • Trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ
  • Người lớn tuổi
  • Người có da sẫm màu, có khả năng sản xuất vitamin D từ ánh nắng mặt trời kém hơn.
  • Những người bị rối loạn như bệnh Crohn, bệnh celiac không xử lý được chất béo đúng cách.
  • Những người bị béo phì.
  • Những người từng phẫu thuật cắt dạ dày
  • Người bị loãng xương
  • Người bị bệnh gan hoặc các thận mãn tính.
  • Người bị cường cận giáp
  • Những người bị bệnh sarcoidosis, bệnh lao, histoplasmosis hoặc bệnh u hạt khác.
  • Những người bị một số u lympho
  • Người dùng thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa vitamin D, như cholestyramine, glucocorticoid, thuốc chống động kinh, thuốc chống nấm và thuốc điều trị HIV/AIDS.

Dấu hiệu thiếu vitamin D

Người bị béo phì rất dễ bị thiếu vitamin D

3. Biến chứng khi bị thiếu vitamin D

Vitamin D đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, Vì thế nên việc thiếu vitamin D sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

3.1. Thiếu vitamin D làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm

Vitamin D giúp tăng cường miễn dịch trong cơ thể. Nếu như bạn thiếu hụt vitamin D, hệ thống miễn dịch sẽ bị suy yếu. Lúc này, các virus, vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập vào cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm như: lupus, mẩn ngứa,… Hoặc nặng hơn là gây viêm khớp dạng thấp, viêm đường ruột,…

3.2. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch do thiếu vitamin D

Các yếu tố phát triển bệnh tim mạch gồm: tuổi tác, tiền sử gia đình, ăn uống, lối sống,... Sự thiếu hụt vitamin D cũng có thể làm tăng huyết áp và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

3.3. Người thiếu vitamin D dễ bị bệnh về đường hô hấp

Vitamin D có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng. Thiếu vitamin D có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Do đó, nếu thiếu sẽ dễ bị bệnh đường hô hấp như hen suyễn, viêm mũi, cảm cúm,...

Dấu hiệu thiếu vitamin D

Thiếu vitamin D rất dễ mắc bệnh đường hô hấp

3.4. Sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng khi cơ thể thiếu vitamin D

Khi thiếu vitamin D, cơ thể không hấp thụ đủ canxi và phospho cần thiết cho sức khỏe răng miệng. Điều này có thể dẫn đến sự suy yếu của cấu trúc răng và xương, gây ra các vấn đề liên quan đến răng miệng như mất răng, viêm nướu. Thiếu vitamin D có thể gây loãng xương ổ răng, giảm sự phát triển xương ổ răng. 

3.5. Thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ loãng xương, dễ gãy xương

Loãng xương là tình trạng xương bị yếu và dễ gãy, đặc biệt ở người cao tuổi. Vitamin D giúp hấp thụ canxi và phospho, hai khoáng chất cần thiết cho xương. Mật độ và sự chắc khỏe của xương phụ thuộc vào hàm lượng vitamin D được bổ sung hằng ngày. Do đó, thiếu vitamin D có thể làm giảm mật độ xương và dẫn đến loãng xương.

3.6. Thiếu vitamin D làm trầm trọng thêm các bệnh về tâm lý

Vitamin D có thể ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường ở não bộ. Vì vậy, nếu thiếu vitamin này bạn cũng có thể mắc các vấn đề rối loạn tâm lý.

Dấu hiệu thiếu vitamin D

Người bị thiếu vitamin D rất dễ mắc bệnh tâm lý

4. Nguồn bổ sung vitamin D phổ biến

Như đã nói, vitamin D rất quan trọng với cơ thể. Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng những cách dưới đây nhằm hạn chế sự thiếu hụt vitamin này:

4.1. Nhóm thực phẩm giàu vitamin D

Bạn hoàn toàn có thể bổ sung vitamin D qua các loại thực phẩm giàu vitamin D như:

  • Một số loại cá: cá mòi, cá ngừ, cá kiếm, cá hồi, dầu gan cá tuyết;
  • Ngũ cốc, yến mạch;
  • Nước cam;
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa, gồm: sữa tươi, sữa chua, phô mai,...;
  • Hải sản có vỏ: Tôm, hàu,...
  • Trứng;
  • Gan bò.
  • Nấm
  • Đậu phụ

Dấu hiệu thiếu vitamin D

Ngũ cốc, hải sản, đậu phụ,... là những thực phẩm giàu vitamin D

4.2. Dùng thuốc để làm giảm dấu hiệu thiếu vitamin D

Ngoài chế độ ăn uống, bạn có thể dùng các loại viên uống tổng hợp vitamin D để bổ sung vitamin D cho cơ thể. Tùy vào thể trạng và độ tuổi, lượng vitamin D cần được bổ sung sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • Trẻ <18 tháng tuổi có thể chất yếu, da sẫm màu: 400 IU/ngày
  • Trẻ 18 - 60 tháng (môi trường sống thiếu ánh nắng): 400 IU/ngày
  • Phụ nữ mang thai thiếu vitamin D: 400 - 600 IU/ngày

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo hiệu quả cho quá trình điều trị.

4.3. Liên hệ với bác sĩ để tìm giải pháp phù hợp

Dựa trên các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm chụp X-quang và các xét nghiệm cần thiết khác. Khi xác định được cơ thể cần bổ sung vitamin D, bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp phù hợp. Người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống và kết hợp dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ. 

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn nhận biết các dấu hiệu thiếu vitamin D. Nếu rơi vào tình trạng thiếu vitamin D, cơ thể sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn cần bổ sung vitamin D cho cơ thể đầy đủ, hợp lý.

Ngay khi gặp vấn đề về sức khoẻ răng miệng, bạn hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile để được bác sĩ tư vấn miễn phí qua Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc bảng sau đây.

ĐĂNG KÝ

TƯ VẤN TRỰC TIẾP

HỆ THỐNG NHA KHOA TÂM ĐỨC SMILE
Các chi nhánh