DINH DƯỠNG TRONG RAU MUỐNG: TÁC DỤNG ĐỐI VỚI CƠ THỂ VÀ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

 

1. Hàm lượng dinh dưỡng trong rau muống

Rau muống là thực phẩm thuộc giống cây thân thảo, màu xanh đậm, mọc dưới nước hoặc bùn lầy, thân rỗng, có nhiều đốt kèm rễ. Trong 300g rau muống luộc chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:

  • Năng lượng (calo): 78 kcal
  • Protein (chất đạm): 10g
  • Chất xơ: 3,1g
  • Chất kẽm: 1,1mg
  • Chất sắt: 4,4mg
  • Chất canxi: 312mg
  • Lipid: 1,2g
  • Beta-caroten: 17.463mg
  • Glucid: 6,6g
  • Vitamin c: 72mg
  • Chất natri: 116,7mg
  • Chất kali: 1031,2 mg

Ngoài ra, rau muống còn chứa các chất có lợi như chất béo, magie, phốt pho, đồng, mangan, vitamin A, E, K, thiamin, niacin, nước…

Dinh dưỡng trong rau muống

Rau muống có chứa protein, chất xơ, chất kẽm, chất sắt...

2. Tác dụng tuyệt vời của rau muống đối với sức khỏe

Dinh dưỡng trong rau muống có nhiều tác dụng tốt như cải thiện màu sắc da, hỗ trợ điều trị bệnh gan, điều trị thiếu máu… 

2.1. Dinh dưỡng trong rau muống giúp bạn cải thiện màu sắc của da

Hàm lượng vitamin A, C, carotenoids, lutein… từ rau muống sẽ đem lại làn da mịn màng, rạng rỡ, trẻ trung hơn. Ăn rau muống hằng ngày làm chậm quá trình lão hóa, ngừa ung thư và cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho da khoẻ mạnh. Rau muống còn có tác dụng giảm ngứa do côn trùng cắn, chữa vảy nến, hắc lào, eczema, mụn trứng cá, nấm da… 

2.2. Dinh dưỡng trong rau muống hỗ trợ điều trị bệnh gan

Rau muống là thực phẩm cần thiết trong bữa ăn của các bệnh nhân đang điều trị gan. Trong y học, rau muống hỗ trợ tốt trị bệnh vàng da và các vấn đề về gan. Chiết xuất từ rau muống có thể bảo vệ gan khỏi tổn thương do hóa chất gây ra. 

Dinh dưỡng trong rau muống

Ăn rau muống hỗ trợ điều trị bệnh gan

2.3. Ăn rau muống giúp đường tiêu hoá vận hành nhịp nhàng hơn

Dinh dưỡng trong rau muống có lợi cho hệ tiêu hoá. Với khả năng làm nhuận tràng cộng với hàm lượng chất xơ cao, rau muống giúp giảm rối loạn tiêu hoá, khó tiêu, táo bón... Nước ép rau muống cũng có tác dụng tẩy giun sán hiệu quả. 

2.4. Dinh dưỡng trong rau muống hỗ trợ điều trị thiếu máu

Chất sắt là một trong những vi lượng cần thiết, hỗ trợ tái tạo hồng cầu trong máu. Hàm lượng chất sắt trong rau muống có lợi cho quá trình điều trị của người bệnh thiếu máu và phụ nữ thời kỳ mang thai.

2.5. Phòng ngừa bệnh tiểu đường với rau muống

Rau muống có thể tăng cường khả năng chống lại stress oxy hóa - một trong những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường. Thành phần dinh dưỡng trong rau muống giúp ổn định lượng  đường huyết. Trong ngành Y học cổ truyền, rau muống có tác dụng giảm thiểu và ngăn ngừa tiểu đường ở phụ nữ khi mang thai. 

Dinh dưỡng trong rau muống

Ăn rau muống là một cách phòng ngừa bệnh tiểu đường

2.6. Dinh dưỡng trong rau muống cải thiện sức khỏe tim mạch

Cholesterol khi bị oxy hoá và bám lên thành mạch máu dễ gây tắc động mạnh, đau tim, thậm chí là đột quỵ. Nhờ các chất chống oxy hóa như vitamin a, beta-carotene, vitamin c,... rau muống ngăn chặn quá trình trên xảy ra. Từ đó ngăn ngừa các biến chứng của tim mạch. Hàm lượng folate, magie ở rau muống còn có tác dụng ngăn ngừa đột quỵ, cao huyết áp, hỗ trợ bảo vệ, tăng cường sức khỏe tim mạch. 

2.7. Dinh dưỡng trong rau muống giúp khỏe da, khoẻ tóc

Rau muống giàu chất oxy hóa giúp ngăn ngừa các tổn thương do tế bào gốc tự do gây nên. Nhờ đó, dinh dưỡng trong rau muống bảo vệ da khỏi các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài và ngăn ngừa lão hoá da. Chuyên gia khuyến khích nên dùng nước ép rau muống hằng ngày để ngăn rụng tóc, tái cấu trúc và giúp tóc mềm mượt hơn.

Dinh dưỡng trong rau muống

Dinh dưỡng có trong rau muống giúp tóc chắc khỏe, mềm mượt hơn

2.8. Dưỡng sáng đôi mắt với dinh dưỡng trong rau muống

Rau muống là thực phẩm tốt cho đôi mắt của bạn. Dinh dưỡng trong rau muống thúc đẩy quá trình sản sinh glutathione, một chất giúp ngừa bệnh đục thuỷ tinh thể. Hàm lượng vitamin a, lutein và carotenoid trong rau muống là những chất dinh dưỡng có lợi, giúp mắt khỏe mạnh.

2.9. Dinh dưỡng trong rau muống có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư

Rau muống chứa đến 13 hợp chất chống oxy hóa khác nhau, hỗ trợ phòng ngừa bệnh ung thư. Những chất oxy hoá có lợi trên góp phần loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể. Từ đó ngăn ngừa các tế bào ung thư hình thành và phát triển. Ăn rau muống thường xuyên giúp bạn ngăn ngừa ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư da, ung thư bao tử,...

Dinh dưỡng trong rau muống

Trong rau muống có đến 13 hợp chất chống oxy hóa, có thể giúp ngăn ngừa ung thư

3. Ăn rau muống đúng cách

Rau muống có tác dụng tốt đối với sức khỏe, nhưng bạn cần sử dụng đúng cách để bảo toàn chất dinh dưỡng trong rau muống. 

3.1. Nhóm người không nên ăn nhiều rau muống

Trước tiên, bạn không nên dùng rau muống quá nhiều, vì có thể gặp tác dụng phụ như nhiễm lạnh dạ dày dẫn đến tiêu chảy, chuột rút… Chuyên gia khuyến nghị, bạn nên ăn khoảng 121g rau muống đã chế biến, 121g rau muống sống (thân và lá) hoặc 242 rau sống (lá) trong một ngày.

Một số người không nên ăn rau muống để bảo vệ sức khỏe. Cụ thể là:

  • Người mắc bệnh gout, cao huyết áp ăn rau muống sẽ làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Người bệnh sỏi thận không nên ăn rau muống. Vì hàm lượng oxalate có trong rau muống khi được hấp thụ, sẽ gây kết tủa ở thận và tạo thành sỏi. 
  • Người đang điều trị các vết thương hở ăn rau muống dễ kích thích tế bào tăng trưởng, tạo thành sẹo lồi khi lành, mất thẩm mỹ làn da.
  • Người bệnh xương khớp ăn rau muống dễ gây viêm, dẫn đến các cơn đau nhức dai dẳng.
  • Người đang sử dụng các bài thuốc Đông Y không nên ăn rau muống để tránh giảm hiệu quả của thuốc, ảnh hưởng đến thời gian điều trị bệnh. 
  • Người đang có vấn đề về hệ tiêu hoá không nên ăn rau muống. Vì rau muống được trồng thường ở ao hồ, có thể chứa nhiều ký sinh trùng có hại. Nếu không được làm sạch, khi ăn dễ gây đau bụng, dị ứng, khó tiêu…

Dinh dưỡng trong rau muống

Người mắc bệnh gút không nên ăn nhiều rau muống

3.2. Lưu ý trong chế biến rau muống để không làm mất đi dinh dưỡng

Đầu tiên, bạn nên chọn loại rau tươi ngon, từ các nguồn cung cấp uy tín, hạn chế mua rau trái mùa. Mục đích là để phòng ngừa trường hợp rau được bón nhiều chất kích thích, thuốc trừ sâu… gây hại cho sức khỏe.

Bạn cần rửa rau đúng cách, sau đó ngâm vào nước muối loãng hoặc nước vo gạo (từ 15 phút). Bạn không nên chà xát mạnh vì sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng trong rau muống. Khi rửa rau, bạn cần chú ý bề mặt nước, nếu trông thấy nhiều bọt khí nổi lên, rất có thể trong rau chứa nhiều hoá chất có hại. Sau khi rửa rau, bạn để ráo và bảo quản rau trong tủ mát.

Để hạn chế làm mất các chất dinh dưỡng trong rau muống, bạn không nên xào nấu rau ở nhiệt độ cao. Nấu rau muống vừa chín tới giúp sợi rau đẹp mắt, giòn ngon hơn. 

3.3. Bảo quản rau muống đúng cách

Bảo quản đúng cách giúp giữ lại các chất dinh dưỡng trong rau muống. Một vài cách bảo quản rau muống bạn có thể tham khảo là:

  • Rau muống mua về, bạn nhặt những cuống, lá… bị sâu, sau đó chia nhỏ ra. Tiếp theo, bạn dùng màng bọc thực phẩm hoặc giấy báo để gói rau lại và để vào ngăn mát tủ lạnh.
  • Bạn không rửa rau nếu như chưa sử dụng ngay, để tránh làm rau mau héo và hư hỏng. 
  • Nếu rau đã rửa, nhưng bạn muốn bảo quản lâu dài, thì nên bỏ vào hộp có chứa giấy hút ẩm, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh.
  • 4 đến 5 độ c là nhiệt độ lý tưởng để bảo quản rau muống, giúp rau lâu hư và hạn chế vi khuẩn phát triển.
  • Không cắt rau thành từng khúc để bảo quản để tránh làm mất đi dinh dưỡng trong rau muống.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề: “ Dinh dưỡng trong rau muống: Tác dụng đối với cơ thể và lưu ý khi sử dụng”.  Mong rằng qua bài viết, bạn đã có thêm nhiều thông tin thật hữu ích.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về bệnh răng miệng, bạn hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile để được bác sĩ tư vấn miễn phí bằng cách:

ĐĂNG KÝ

TƯ VẤN TRỰC TIẾP

HỆ THỐNG NHA KHOA TÂM ĐỨC SMILE
Các chi nhánh