CÁCH TRỊ HÔI MIỆNG BẰNG LÁ CHANH DỄ THỰC HIỆN TẠI NHÀ

 

1. Cách trị hôi miệng bằng lá chanh

Hơi thở thơm mát là yếu tố quan trọng giúp bạn có được sự tự tin trong giao tiếp. Tuy nhiên, do vấn đề sức khỏe răng miệng hoặc trào ngược dạ dày, hơi thở xuất hiện mùi hôi. Để khắc phục vấn đề này, nhiều bạn đã sử dụng lá chanh để trị hôi miệng.

1.1. Công dụng của lá chanh trong việc chữa bệnh răng miệng

Cây chanh thường được trồng để lấy quả, nhưng lá của nó có nhiều công dụng chữa hôi miệng. Lá chanh có mùi thơm đặc trưng, hơi the và cay, rất dễ nhận biết.

Trong lá chanh chứa nhiều tinh dầu, vitamin C và các chất chống oxy hóa. Chính các thành phần này đã mang lại lợi ích trị hôi miệng bằng lá chanh hiệu quả, cụ thể:

  • Kháng khuẩn tự nhiên: Tinh dầu thơm trong lá chanh giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra mùi hôi do hoạt động phân hủy thức ăn trong miệng.
  • Tính axit tự nhiên: Axit trong lá chanh giúp khử mùi hôi và làm sạch khoang miệng, mang lại hơi thở thơm mát.
  • Giàu vitamin C: Lá chanh chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ làm lành các tổn thương trong miệng. Vitamin C góp phần duy trì sức khỏe của nướu và ngăn ngừa tình trạng viêm nướu.

Cách trị hôi miệng bằng lá chanh

Lá chanh giàu thành phần kháng khuẩn tự nhiên, có tác dụng trị hôi miệng

1.2. Các bước tiến hành

Trị hôi miệng bằng lá chanh có nhiều cách khác nhau. Sau đây là gợi ý 3 cách dễ làm, được nhiều người áp dụng và có hiệu quả nhất.

Cách 1: Súc miệng bằng nước lá chanh

  • Bạn lấy khoảng 10-15 lá chanh tươi, rửa sạch, để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Bạn có thể ngâm lá chanh trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch.
  • Kế tiếp, bạn đun sôi lá chanh với 500ml nước trong 10 phút. Nhiệt độ cao làm các tinh chất có trong lá chanh tiết ra.
  • Khi đun xong, bạn lọc lấy nước lá chanh và để nguội. Bạn có thể cho vào một cái bình để sử dụng trong ngày.
  • Bạn sử dụng nước lá chanh để súc miệng mỗi ngày 2 - 3 lần. Bạn hạn chế ăn uống ngay sau đó để nước lá chanh có thời gian thẩm thấu vào khoang miệng, phát huy tác dụng khử mùi hôi.

Cách trị hôi miệng bằng lá chanh

Dùng nước lá chanh tươi để súc miệng sẽ giúp cho hơi thở thơm mát hơn

Cách 2: Nhai lá chanh tươi

Khi nhai trực tiếp, bạn cần chọn 2 - 3 lá chanh tươi và không bị sâu rỗ. Bạn rửa thật kỹ lá chanh để loại bỏ bụi bẩn, bùn đất và vi khuẩn. Bạn nhai chậm từng lá chanh cho đến khi cảm thấy tinh dầu được giải phóng hết. Sau khi nhai xong, bạn súc miệng lại bằng nước sạch để rửa trôi bã lá bám trên răng.

Cách 3: Kết hợp lá chanh với nguyên liệu khác

Ngoài 2 cách trị hôi miệng bằng lá chanh trên, bạn có thể kết hợp lá chanh với muối hoặc gừng, baking soda, trà xanh trị hôi miệng. Cách làm tiến hành như sau:

Nguyên liệu

Cách thực hiện

Công dụng

Lá chanh, muối

Bạn rửa sạch lá chanh và giã cùng 1 ít muối, tiếp đến, bạn cho hỗn hợp lên bàn chải rồi chà xát đều lên bề mặt răng. Sau đó, bạn súc miệng lại bằng nước sạch sau 1-2 phút.

Muối có khả năng sát khuẩn, kết hợp với lá chanh giúp làm sạch vi khuẩn gây hôi miệng.

Lá chanh, gừng

Bạn rửa sạch lá chanh với gừng, rồi giã và trộn đều. Tiếp đến, bạn đun sôi hỗn hợp lá chanh, gừng rồi để nguội và dùng để súc miệng.

Gừng có tính ấm, giúp làm nóng cơ thể và kích thích lưu thông máu. Khi trộn cùng lá chanh giúp giảm viêm và kháng khuẩn tốt.

Lá chanh, lá trà xanh

Bạn rửa sạch lá chanh, thái nhỏ rồi cho vào ấm pha cùng lá trà xanh để uống hằng ngày.

Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa và có tác dụng làm sạch khoang miệng. Khi kết hợp với lá chanh sẽ tăng cường hiệu quả kháng khuẩn.

Lá chanh, baking soda

Bạn trộn đều bột baking soda với nước cốt lá chanh để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Bạn dùng hỗn hợp này chà nhẹ nhàng lên răng rồi súc miệng lại bằng nước ấm và thực hiện 2-3 lần/tuần.

Baking soda có tính kiềm, giúp trung hòa axit trong miệng và loại bỏ mảng bám trên răng.

1.3. Lưu ý khi trị hôi miệng bằng lá chanh

Lá chanh có lợi ích chữa trị hôi miệng, nhưng sử dụng đúng cách và hiểu rõ lưu ý mới đem lại hiệu quả.

  • Không lạm dụng lá chanh: Với tính kháng khuẩn cao, nếu bạn dùng lá chanh thường xuyên có thể làm tổn thương niêm mạc miệng. Theo khuyến cáo của bác sĩ, tần suất sử dụng lá chanh chữa hôi miệng là 2 - 3 lần một tuần.
  • Kết hợp với vệ sinh răng miệng: Bên cạnh trị hôi miệng bằng lá chanh, bạn cần chú ý đến vệ sinh răng miệng hàng ngày. Bạn đánh răng 2 lần mỗi ngày, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng,... Khi răng miệng sạch sẽ, bạn sử dụng lá chanh chữa hôi miệng mới có hiệu quả.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Bạn hạn chế ăn thực phẩm có mùi nồng như tỏi, hành hay sử dụng cà phê, rượu bia. 
  • Tránh sử dụng chất kích thích có hại: Hút thuốc lá là nguyên nhân làm cho miệng có mùi hôi do chứa thành phần nicotin. Chất này khi đốt cháy có màu nâu và sinh ra mùi khó chịu. Đồng thời, bia rượu là chất kích thích có thể phá hủy men răng và làm tăng nguy cơ bị sâu răng hôi miệng.

Cách trị hôi miệng bằng lá chanh

Trị hôi miệng bằng lá chanh cần kết hợp với vệ sinh răng miệng mỗi ngày

2. Các nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng

Phương pháp trị hôi miệng bằng lá chanh chỉ là cắt đứt cơn hôi tạm thời chứ không thể chữa trị tận gốc. Nếu tình trạng hôi miệng kéo dài, bạn nên đi khám tại nha khoa để tìm ra nguyên nhân chính xác và có cách điều trị triệt để. Hôi miệng xảy ra có thể do cao răng, viêm nướu, sâu răng, trào ngược dạ dày.

2.1. Hôi miệng do cao răng tích tụ

Cao răng là những mảng bám cứng, chặt trên cổ răng, kẽ răng và mặt trong của răng. Sự tích tụ và vôi hóa các mảng bám mềm hình thành nên cao răng. Mảng bám mềm là hỗn hợp của vi khuẩn, thức ăn thừa và các chất tiết ra trong miệng. Cao răng thường có màu vàng hoặc nâu, đôi khi có màu đen ở những người hút thuốc lá.

Vi khuẩn trú ngụ, sinh sôi và phát triển nhiều tại khu vực có nhiều cao răng. Vi khuẩn phân hủy thức ăn tạo ra mùi hôi. Cao răng còn là nguyên nhân gây viêm nướu, làm xuất hiện các túi chứa mủ. Đây chính là nguồn gốc tạo ra mùi hôi miệng.

Do đó, bên cạnh trị hôi miệng bằng lá chanh bạn hãy đến nha khoa để lấy cao răng, cắt đứt nguồn cơn gây hôi miệng. Theo lời khuyên của bác sĩ, bạn nên chủ động lấy cao răng 6 tháng một lần.

2.2. Hôi miệng do sâu răng

Sâu răng xảy ra khá phổ biến. Nguyên nhân gây sâu răng là do vi khuẩn trong miệng tạo ra axit ăn mòn men răng và ngà răng. Từ đó, vi khuẩn tạo thành các lỗ nhỏ trên bề mặt răng. Nếu bạn thường ăn bánh kẹo vào buổi đêm và sử dụng đồ uống có ga, không vệ sinh răng sạch sẽ càng làm tăng nguy cơ bị sâu răng. 

Lỗ sâu răng ban đầu rất nhỏ, chỉ bằng đầu tăm và lớn dần theo thời gian. Thức ăn bị mắc kẹt trong lỗ sâu và tạo ra mùi hôi. Sâu răng thường gặp ở các kẽ răng và các hố sâu trên mặt răng hàm.

Sâu răng ban đầu có màu trắng đục, sau dần chuyển sang màu nâu hoặc đen. Sâu răng làm cho bạn có cảm giác đau nhức, ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh, ngọt,...

Để tối ưu thời gian trị hôi miệng bằng lá chanh, bạn hãy chữa trị sâu răng trước. Tại nha khoa, bác sĩ sẽ loại bỏ phần răng bị sâu và lấp đầy lại bằng vật liệu trám. Một số trường hợp sâu răng vào đến tủy, bác sĩ cần điều trị tủy viêm. Sau đó, bác sĩ tiến hành bọc răng sứ để bảo vệ phần răng còn lại.

Cách trị hôi miệng bằng lá chanh

Sâu răng là nguyên nhân phổ biến gây ra mùi hôi miệng

2.3. Hôi miệng do nhiễm trùng nướu

Nhiễm trùng nướu là hiện tượng tổn thương các mô bao quanh răng. Nướu có dấu hiệu sưng, tấy đỏ, dễ bị chảy máu khi đánh răng hoặc xuất hiện mủ, túi nha chu. Vi khuẩn tích tụ tại nơi có mủ và thức ăn, sản sinh ra mùi hôi. Hơi thở của bạn thơm tho trở lại khi kết hợp trị hôi miệng bằng lá chanh và xử lý nhiễm trùng nướu.

Cách điều trị nhiễm trùng nướu hiện nay đó là bác sĩ tiến hành làm sạch các túi nha chu và loại bỏ mô viêm nhiễm. Trong một số trường hợp, bác sĩ kê thêm đơn thuốc kháng sinh để giảm sưng và phù nề nướu.

2.4. Hôi miệng do bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi dịch vị dạ dày chảy ngược lên thực quản. Khi bạn nuốt thức ăn, cơ vòng dưới của thực quản giãn ra để thức ăn đi xuống dạ dày, sau đó đóng lại. Nếu van không đóng kín hoàn toàn sẽ làm cho axit dạ dày trào ngược lên. Trào ngược thực quản thường gây ra cảm giác nóng rát ở ngực.

Axit trong dạ dày khi trào ngược lên miệng có vị chua. Hàm lượng axit cao làm tổn thương niêm mạc miệng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Từ đó, tạo ra các hợp chất có mùi hôi. Trào ngược dạ dày có thể gây khô miệng, làm giảm khả năng tự làm sạch của miệng và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Nếu bạn không điều trị bệnh trào ngược dạ dày từ sớm, căn bệnh này có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng. Ví dụ như viêm thực quản mãn tính, loét, ung thư thực quản.

Trị hôi miệng bằng lá chanh là một phương pháp đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần kết hợp với chăm sóc răng miệng đúng cách. Nếu tình trạng hôi miệng không cải thiện, bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng và cách điều trị phù hợp. Bạn hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile bằng cách:

ĐĂNG KÝ

TƯ VẤN TRỰC TIẾP

HỆ THỐNG NHA KHOA TÂM ĐỨC SMILE
Các chi nhánh